Công ty Kiểm toán Độc lập

1. Công ty Kiểm toán là gì?

Công ty Kiểm toán là một loại Công ty chuyên nghiệp có chức năng hoạt động chính là xem xét, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của một tổ chức, đơn vị để xác định những hoạt động kém hiệu quả, giúp làm giảm chi phí hoạt động và giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức, đơn vị. Các Công ty Kiểm toán cũng có thể tham gia điều tra, phát hiện các hành vi sai sót hoặc gian lận tiềm ẩn và giúp cho các tổ chức, đơn vị đảm bảo tuân thủ các quy định và chính sách hiện hành. Hoạt động của các Công ty Kiểm toán cũng giúp đảm bảo tính trung trực, chính xác và hợp lý của các báo cáo. Hoạt động Kiểm toán là một phần thiết yếu tạo nên hiệu quả hoạt động cho các tổ chức, đơn vị.

Tại Việt Nam, Công ty Kiểm toán là Doanh nghiệp được Thành lập theo Luật Doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo Luật Kiểm toán Độc lập.

Các Công ty Kiểm toán Việt nam hoạt động tuân thủ theo Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH12 được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.

Luật này quy định về: Đối tượng áp dụng, Mục đích của kiểm toán độc lập, Giá trị của báo cáo kiểm toán, Kiểm toán bắt buộc, các nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán…

Kiểm toán Độc lập cơ bản có thể được hiểu là hoạt động của các Kiểm toán viên hành nghề, Doanh nghiệp Kiểm toán, Doanh nghiệp Kiểm toán có vốn đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động kiểm tra, thu thập bằng chứng, đánh giá sau đó đưa ra ý kiến độc lập của mình về các Báo cáo Tài chính và các hoạt động kiểm toán khác theo thoả thuận của Công ty Kiểm toán và Khách hàng.

Các Công ty Kiểm toán Việt nam, trong đó bao gồm Danh sách các Công ty Kiểm toán tại TP. HCM và các địa phương khác được Quy định Tại Khoản i, mục 2, Điều 11 của Luật Kiểm toán Độc lập như sau:

“…

Điều 11. Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

i) Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán; công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề;

…”

Để được cấp phép hoạt động, các Công ty Kiểm toán phải bảo Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Nội dung chi tiết về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:

“…

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 67/2011/QH12

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2011

LUẬT

KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật kiểm toán độc lập,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;

d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

đ) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.

2. Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;

3. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.

4. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

b) Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;

c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

d) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

5. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

2. Công ty Kiểm toán giải quyết lo lắng, khó khăn, kết quả kém và rủi ro gì?

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo Tài chính cho Doanh nghiệp là một trong những Dịch vụ đảm bảo phổ biến quan trọng của Công ty Kiểm toán. Theo đó, Ban Giám đốc – Chủ Doanh nghiệp có thể dùng các Kiểm toán viên như một công cụ để nâng cao các quy trình và các thủ tục kiểm soát, tạo ra thái độ tuân thủ từ cấp thấp cho đến cao nhất nhằm ngăn chặn hoạt động gian lận và yêu cầu từ cấp quản lý và cho đến nhân viên có trách nhiệm thực hiện vai trò và trách nhiệm của họ.

Bên cạnh đó Kiểm toán viên cũng giúp giải quyết lo lắng rủi ro bằng việc kiểm toán khác như:

  • Doanh nghiệp cần kiểm toán báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán thực thu, thực chi được áp dụng để lập báo cáo về dòng tiền của đơn vị, theo yêu cầu của các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng?!
  • Công ty buộc phải tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính do cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra để đáp ứng các yêu cầu riêng của cơ quan quản lý Nhà nước?!
  • Quý khách hàng cần tuân thủ việc kiểm toán các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính theo các điều khoản của thỏa thuận trong hợp đồng, như thỏa thuận hợp đồng phát hành trái phiếu, hợp đồng vay hoặc hiệp định tài trợ cho dự án…?!
  • Chủ Doanh nghiệp cần kiểm toán theo yêu cầu đặc biệt, cần chính minh khả năng tài chính để định cư, để cho con cái du học ở nước ngoài,…?!
  • Ban Giám đốc cần Kiểm toán Báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cho một mục đích cụ thể, hay tham chiếu, giải thích, làm sáng tỏ đến phần thuyết minh có các thông tin trong báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, cụ thể nào đó?!
  • Doanh nghiệp cần Kiểm toán Báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, báo cáo tài chính này không phù hợp cho mục đích khác…?!

3. Công ty Kiểm toán mang lại Lợi ích, kết quả và mong muốn gì?

  • Hoạt động kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính, các khoản mục theo các yêu cầu đặt biệt sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro giúp cho thông tin tài chính kế toán mang tính hữu ích. Có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình soạn lập, cung cấp thông tin kế toán – là Báo cáo tài chính và các khoản mục đặt biệt theo yêu cầu – cho người sử dụng như: mâu thuẫn về lợi ích, khác biệt về nhu cầu sử dụng thông tin, quy trình thông tin – kế toán phức tạp, khả năng kiểm tra thấp… khiến cho thông tin kế toán trở nên thiếu độ tin cậy, không khách quan, chứa đựng nhiều rủi ro về sai sót, gian lận và do vậy, cần phải có sự kiểm tra độc lập, đủ trình độ chuyên môn của bên thứ ba.
  • Các cuộc kiểm toán các khoản mục theo các yêu cầu đặt biệt, kiểm toán báo cáo tài chính độc lập giúp gia tăng độ tin cậy của các thông tin mà Quý Khách hàng cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác theo quy định của pháp luật. Các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đáng tin cậy làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Trong nội bộ Quý Doanh nghiệp, các cuộc kiểm toán này làm tăng thêm sự hiểu biết của Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Ban Điều hành về chính bản thân doanh nghiệp và các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.
  • Lợi ích mang lại từ thông tin – mà Báo cáo tài chính, các khoản mục theo các yêu cầu đặt biệt là một dạng thông tin: chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của Quý Doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư, hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định đối với người sử dụng thông tin.
  • Theo quan điểm lợi ích của người sử dụng thông tin, kế toán là phương thức mang lại sự tin cậy cho báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính hữu ích cho những nhóm người sử dụng khác nhau khi Báo cáo tài chính được kiểm toán viên độc lập kiểm tra và báo cáo. Sự hữu ích này xuất phát từ việc hạn chế bớt rủi ro do việc báo cáo tài chính chứa đựng những gian lận trọng yếu.
  • Khi đứng từ góc nhìn của người quản lý, người quản lý tự nguyện chấp nhận kiểm toán vì nhờ đó, làm tăng độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính, cải thiện lợi thế so với trường hợp không kiểm toán. Hơn nữa những lợi ích mang lại sẽ luôn luôn vượt quá chi phí cho cuộc kiểm toán.
  • Chức năng chính của kiểm toán là kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp lý. Do đó, việc kiểm toán có thể giúp Quý Doanh nghiệp tìm ra gian lận, sai sót trong chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính hoặc quy trình kế toán của Quý Doanh nghiệp. Kiểm toán có thể phát hiện ra một sai sót nhỏ trước khi nó có nguy cơ biến thành rủi ro lớn hơn. Các cuộc kiểm toán có thể phát hiện các sai sót trước khi Quý Doanh nghiệp nộp các loại tờ khai thuế, báo cáo thuế của Quý Doanh nghiệp, giúp ngăn ngừa hạn chế sai sót, rủi ro trước việc kiểm tra của Cơ quan thuế.

4. Công ty Kiểm toán làm gì cho Quý Khách hàng?

  • Giúp Doanh nghiệp tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính do cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra để đáp ứng các yêu cầu riêng của cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Hỗ trợ Công ty kiểm toán báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán thực thu, thực chi được áp dụng để lập báo cáo về dòng tiền của đơn vị, theo yêu cầu của các nhà đầu tư, các chủ nợ.
  • Giúp Công ty tuân thủ việc kiểm toán các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính theo các điều khoản của thỏa thuận trong hợp đồng, như thỏa thuận hợp đồng phát hành trái phiếu, hợp đồng vay hoặc hiệp định tài trợ cho dự án.
  • Giúp Chủ Doanh nghiệp kiểm toán theo yêu cầu đặc biệt, cần chính minh khả năng tài chính để định cư ở nước ngoài,…
  • Giúp Kiểm toán Báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cho một mục đích cụ thể, hay tham chiếu, giải thích, làm sáng tỏ đến phần thuyết minh có các thông tin trong báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, cụ thể nào đó?!
  • Giúp Doanh nghiệp kiểm toán Báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, báo cáo tài chính này không phù hợp cho mục đích khác…
  • Giúp Khách hàng thay đổi cách nhìn, thay đổi phương pháp kiểm toán, có một cách nhìn mới, hiểu biết mới về tình hình tài chính, về hoạt động kinh doanh, về những rủi ro đang phải đối mặt của Quý Khách hàng.
  • Công ty Kiểm toán giúp Quý Doanh nghiệp hiểu rõ lĩnh vực hoạt động của Quý Khách hàng để tiến hành việc tư vấn và kiểm toán hiệu quả.
  • Hỗ trợ Quý Khách hàng cộng tác cùng một công ty kiểm toán đảm bảo chất lượng ở mức độ cao, một cuộc kiểm toán đáng tin cậy.

5. Kết luận về Công ty Kiểm toán

Nhiệm vụ và Trách nhiệm của Công ty KIểm toán Đốc lập bên ngoài là gì?

Trách nhiệm của Kiểm toán viên là việc yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp xác nhận bằng văn bản và có chữ ký. Lý do là Kiểm toán viên đưa ra ý kiến, kết luận hoặc phát hiện của mình dựa trên thông tin do Ban Giám đốc cung cấp. Do đó, ban giám đốc có trách nhiệm tuyên bố rõ ràng cho người sử dụng báo cáo kiểm toán của họ rằng thông tin trong báo cáo là đầy đủ và chính xác. Tất cả điều này được nêu ra như một phần của khẳng định. Nếu Ban Giám đốc không đưa ra khẳng định này, Kiểm toán viên sẽ được yêu cầu đưa ra ý kiến ​​sửa đổi.

Đối với các hình thức kiểm toán đảm báo khác ngoài Kiểm toán Báo cáo Tài chính, Kiểm toán viên có trách nhiệm tuân theo việc thực hiện đánh giá và báo cáo về ý kiến, kết luận hoặc phát hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán và phù hợp loại hình hợp đồng dịch vụ. Mặc dù Kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm đảm bảo rằng các ý kiến, phát hiện hoặc kết luận được báo cáo phù hợp với các yêu cầu, trách nhiệm cuối cùng của vấn đề đó vẫn là trách nhiệm của Khách hàng, của Ban Giám đốc Doanh nghiệp.

Chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán đã xác định trách nhiệm nghề nghiệp của các Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán là thực hiện các Dịch vụ đảm bảo, chứng thực. Theo đó, trách nhiệm của Kiểm toán viên khi thực hiện Kiểm toán báo cáo tài chính là lập một kế hoạch kiểm toán và thực hiện kế hoạch đó bằng cách thu thập bằng chứng kiểm toán để có thể dùng để đưa ra quyết định hoặc ý kiến ​​về việc liệu Báo cáo tài chính do Ban Giám đốc lập và trình bày có đúng hay không, cũng không có bất kỳ sai sót trọng yếu nào.

 

 

Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết.

Trao đổi từng trường hợp cụ thể, liên hệ ngay Dịch vụ Kiểm toán tin cậy cho Quý Khách.

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ TƯ VẤN THUẾ MAN

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên*

    Email*
    Số điện thoại*
    Tiêu đề*
    Chi tiết yêu cầu của bạn:

    Nguyễn Thị Kim Ngân - Partner

    Lê Hoàng Tuyên - Partner

    Phạm Duy Thanh - Partner

    Nguyễn Thị Kim Ngân - Partner

    Phạm Duy Thanh - Assistant Manager