CHÂN DUNG NỮ TIẾN SỸ KỶ LỤC GIA HUỲNH TIỂU HƯƠNG

Tiến sỹ – Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương, từ lâu đã được xã hội biết đến là “Người mẹ của hàng trăm trẻ mồ côi, khuyết tật”. Năm 2019, với đề tài dự thi Cử nhân Thực hành thuộc Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) : “Người có nhiều cống hiến trong công tác từ thiện xã hội, chăm sóc, nuôi nấng và dạy dỗ cho hàng ngàn Trẻ mồ côi khuyết tật trong hơn 20 năm qua”…

Tiến sỹ – Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương, từ lâu đã được xã hội biết đến là “Người mẹ của hàng trăm trẻ mồ côi, khuyết tật”. Năm 2019, với đề tài dự thi Cử nhân Thực hành thuộc Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) : “Người có nhiều cống hiến trong công tác từ thiện xã hội, chăm sóc, nuôi nấng và dạy dỗ cho hàng ngàn Trẻ mồ côi khuyết tật trong hơn 20 năm qua”, KLG Huỳnh Tiểu Hương đã được Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) công nhận và trao bằng Cử nhân Thực hành. Hai năm sau (2021), vinh dự lại tiếp tục đến với “Người mẹ trăm con” họ Huỳnh Tiểu khi, Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) một lần nữa vinh danh Tiến sỹ Danh dự đến với Nữ kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương.

Tóm tắt về cuộc đời của Huỳnh Tiểu Hương để mọi người thấu hiểu:

Năm 2001, bằng nghị lực phi thường và sự cố gắng không ngừng nghỉ, Huỳnh Tiểu Hương đã sáng lập và làm Giám đốcTrung tâm Nhân đạo Quê Hương, tại TP Dĩ An, Bình Dương. Hiện nay, Trung tâm này hiện đang nuôi dưỡng và dạy dỗ 345 cháu bé bị cha mẹ bỏ rơi. Mỗi cháu một câu chuyện về hoàn cảnh khác nhau, nhưng với tình thương vô bờ bến của Huỳnh Tiểu Hương cùng cán bộ, nhân viên, giáo viên ở Trung tâm, các cháu đã được nuôi nấng, chăm sóc chu đáo, được ăn học tử tế. Nhiều em trong số đó, sau khi thành đạt đã hoà nhập vào cuộc sống xã hội và trở về cội nguồn Trung tâm để cùng phụ giúp mẹ Hương lo cho các em.


Đại gia đình Quê Hương – 345 thiên thần của mẹ Huỳnh Tiểu Hương
Tất cả 345 cháu đều mang họ Huỳnh Tiểu và đêu gọi Tiểu Hương là mẹ. Năm 2011, Huỳnh Tiểu Hương đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings xác lập kỷ lục “Chủ hộ có Sổ hộ khẩu dày và dài nhất”. Và năm 2017, Kỷ lục này đã được nâng lên tầm cỡ châu lục khi Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập Kỷ lục: “Người mẹ có Sổ hộ khẩu dày và dài nhất châu Á”.

Đội ngũ nhân viên, bảo mẫu của trung tâm
“Vừa lọt lòng mẹ thì tôi đã rời xa cha mẹ mình không biết vì lý do gì. Tôi không biết mình sinh ra năm nào, chỉ áng chừng năm 1968, 1969 gì đó! Tôi cũng không nhớ, không biết ai đã nhặt tôi đem về nuôi, chỉ biết rằng năm lên 5 – 6 tuổi, để được ăn miếng cơm hẩm, canh thừa tôi phải chịu đựng những lằn roi tóe máu, những cái tát nẩy lửa của người gọi là nuôi tôi. Và rồi, năm lên 10 tuổi, không biết vì đâu tôi lại theo chân một bà lão đi xin ăn khắp vùng Thừa Thiên, Quảng Trị và trên những con tàu chợ từ tỉnh này qua tỉnh khác, để rồi sau đó về làm con nuôi một gia đình tại tỉnh Vĩnh Phúc. Được một thời gian ngắn, tôi bị chính người cha nuôi cưỡng hiếp, tôi phải trốn chạy khỏi căn nhà tủi nhục ấy để trở lại sống vất vưởng trên đoàn tàu Bắc – Nam.